Các công ty thép phát triển và đồng hành theo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy đóng vai trò quan trọng nhưng với vấn nạn ô nhiễm môi trường, các công ty thép trên toàn thế giới đồng loạt chuyển mình theo xu hướng sản xuất “thép xanh”.
Thế nào là “thép xanh”?
Đứng trước nhu cầu sử dụng thép ngày càng cao của xã hội, cùng với sự gia tăng dân số toàn cầu, các tòa nhà cao tầng cũng như các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng ngày càng dày đặc. Ngành công nghiệp thép thế giới còn tồn tại rất nhiều nhà máy thép bị phụ thuộc vào máy móc lỗi thời và gây ô nhiễm, trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiêm trọng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của hội nghị khí hậu COP26 năm nay.
Theo Bloomberg, sản phẩm “thép xanh” có nghĩa là thép được sản xuất thông qua công nghệ thân thiện với môi trường, nhưng chất lượng không quá khác biệt so với thép sản xuất theo công nghệ cũ.
Trong khi đó với phương pháp truyền thống, chúng ta cần nung chảy quặng sắt và than cốc và luyện thép trong lò cao ở nhiệt độ lớn, sử dụng rất nhiều năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Do đó cách sản xuất này thường phát thải một lượng lớn khí nhà kính.
Sử dụng công nghệ hiện đại thân thiện môi trường là xu hướng chung của các công ty thép trong nước và thế giới
Tầm quan trọng của sản xuất “thép xanh” với ngành thép
Quy trình luyện thép sạch nhất hiện nay [hiện vẫn trong giai đoạn thử nghiệm] sử dụng hydro xanh, một sản phẩm từ điện tái tạo, thay vì đốt than đá. Sinh khối [Biomass] cũng là một nhiên liệu khác thay thế cho than đá.
Các nhà máy sản xuất thép hiện nay đang tiến hành sử dụng thép tái chế. Vậy nên tác động tới môi trường của phương pháp sản xuất thép theo đó được giảm thiểu phần nào.
Ngành công nghiệp thép chiếm khoảng 7% lượng khí thải carbon trên toàn thế giới. Dự báo nhu cầu thép toàn cầu tăng mạnh, tỉ lệ này sẽ lên đến 47% vào năm 2050.
Hiện nay Chính phủ các nước đã áp dụng nhiều quy định mới và tăng thuế suất cho carbon nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Chúng ta có thể thấy được, việc sản xuất thép xanh được xem là một mục tiêu mang nhiều ý nghĩa liên quan đến sự sống còn cho toàn bộ ngành công nghiệp thép thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ xu hướng này.
Một vấn đề được đặt ra đó chính là liệu phương pháp sản xuất mới có khiến giá thành của thép tăng lên? Một nghiên cứu cho biết mức chi phí chênh lệch giữa hai loại thép có thể lên tới 30%.
Tuy nhiên với các doanh nghiệp xây dựng mua số lượng lớn từ nha may san xuat thep thì giá cả cũng sẽ không có tác động quá lớn, đồng thời cũng không gây ra nhiều khác biệt với người tiêu dùng đầu cuối.
Hiện nay một số doanh nghiệp thép tại Việt Nam, tiêu biểu như Tập đoàn Thép VAS Nghi Sơn đã đầu tư công nghệ luyện thép hiện đại, giảm ô nhiễm môi trường theo chủ trương phát triển bền vững của Chính phủ.