Sản xuất thép trước những thách thức từ thị trường EU

      Comments Off on Sản xuất thép trước những thách thức từ thị trường EU

Bài viết mới

Việt Nam sản xuất thép đứng thứ 14 về xuất khẩu, trong đó lượng thép Việt chiếm khoảng 16% thị phần EU. Tuy nhiên với những quy định mới từ EU có làm các nhà sản xuất thép Việt gặp thách thức?  

Thị trường EU có còn “rộng cửa” cho thép Việt?

Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu trên 2,5 triệu tấn thép các loại [thép cuộn xây dựng, thép gân…] sang thị trường EU, tăng gần gấp đôi so với năm 2022. Nhờ vào hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU [EVFTA], đây chính là động lực thúc đẩy thị trường thép Việt tích cực mở rộng thị phần sang EU.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương [thuộc Bộ Công Thương] ngành thép đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động xuất khẩu đã góp phần vào việc xuất siêu của Việt Nam trong bối cảnh thương mại quốc tế thời gian qua gặp nhiều biến động, khó khăn chung.

Thép xanh

Thép xanh là tiêu chuẩn của ngành thép trong tương lai

Riêng thị trường EU vẫn duy trì được thặng dư thương mại dù hoạt động xuất nhập khẩu giảm so với các năm trước, trong đó đóng góp tích cực là các mặt hàng sắt thép đủ loại [thép gân, thép cuộn…].

Năm vừa qua đạt sản lượng xuất khẩu cao, tuy nhiên từ giữa năm 2023 và nhất là theo các dự báo từ năm 2024 trở đi, thị trường EU sẽ siết chặt hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu từ các nước bằng những quy định mới. Đó là hai rào cản lớn bao gồm các biện pháp tự vệ và cơ chế điều chỉnh biên giới carbon [CBAM].

Đầu tiên nói về các biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép nhập khẩu, khi Quy định mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 của EU sẽ tiếp tục duy trì biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu vào EU đến 30/6/2024. Các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam để được miễn thuế tự vệ sẽ phải duy trì tỷ trọng xuất khẩu ở dưới mức 3% tổng kim ngạch EU nhập khẩu đối với từng loại sản phẩm, nếu vượt hạn ngạch, mức thuế nhập khẩu phải nộp cho phần vượt là 25%. 

Rào cản thứ hai là cơ chế điều chỉnh biên giới carbon [CBAM], cụ thể là sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc khu vực EU, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nhà máy luyện thép nước sở tại.

Hiện tại cơ chế này đang ở giai đoạn 1 khi các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có các doanh nghiệp thép phải khai báo mức phát thải. Trong thời gian tới, khi cơ chế CBAM bước vào các giai đoạn tiếp theo, những doanh nghiệp thép Việt Nam bắt buộc phải mua chứng chỉ phát thải CBAM từ năm 2026. Việc này sẽ làm tăng chi phí, gây khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường.