Nhà máy sản xuất thép trong nước gặp khó do thép nhập

      Comments Off on Nhà máy sản xuất thép trong nước gặp khó do thép nhập

Bài viết mới

Trong khi nhiều quốc gia ASEAN đã lập hàng rào hạn chế thép nhập khẩu, Việt Nam vẫn chưa có động thái siết chặt làn sóng này khiến các nhà máy sản xuất thép trong nước gặp áp lực cạnh tranh lớn.

Hạn chế làn sóng thép nhập

Trong năm 2022, thị trường thép tại Thái Lan và Indonesia thể hiện xu hướng hạn chế nhập khẩu, giữ cho tỷ lệ nhập khẩu không vượt quá một mức nhất định, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, dù công suất thép cán nóng tại 2 quốc gia này chỉ 2-3 triệu tấn/năm.

Trong năm 2023 và đầu năm 2024, thị trường thép Việt Nam gặp nhiều khó khăn do lượng nhập khẩu thép [thép vằn, thép cuộn] vượt xa năng lực sản xuất nội địa. Theo Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu thép cán nóng trong năm 2023 là 9,6 triệu tấn, chủ yếu là từ Trung Quốc và Ấn Độ, bằng 143% so với sản lượng sản xuất trong nước.

thép thanh vằn

Cần có quy định hạn chế làn sóng thép nhập khẩu

Đây là thực tế đáng báo động và đặt ra bài toán với cơ quan quản lý Nhà nước về việc làm thế nào để kiểm soát hàng nhập khẩu, đồng thời khuyến khích sản xuất thép vằn, thép cuộn xây dựng trong nước.

Sự gia tăng chóng mặt của thép cán nóng nhập khẩu đã khiến thị phần bán hàng nội địa của các doanh nghiệp sản xuất trong nước sụt giảm rất mạnh, từ 45% năm 2021 xuống còn 30% năm 2023. Trong bối cảnh khủng hoảng thừa sản xuất tại Trung Quốc​​, xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2024, đặt ra thách thức mới cho ngành thép nội địa.

Không chỉ thép dây cuộn, thép vằn mà giá thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ trong năm 2023 đã giảm mạnh so với năm 2022. Cụ thể, giá bán HRC của Trung Quốc giảm từ 618 USD/tấn vào quý 1/2023 xuống còn 557 USD/tấn trong quý IV/2023 và chỉ còn 555 USD/tấn trong quý I/2024. Hiện giá bán HRC của Trung Quốc dao động trong khoảng 520 – 560 USD/tấn. Theo các doanh nghiệp, điều này gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, có dấu hiệu bán phá giá, bóp nghẹt sản xuất trong nước.

Dựa vào nguyên tắc của WTO, việc bán phá giá không được chấp nhận. Dữ liệu từ S&P Global về biên độ lợi nhuận của HRC tại thị trường nội địa Trung Quốc cũng cho thấy mặt hàng này liên tục bị bán với mức giá thấp hơn giá thành, một hành vi mà chính các doanh nghiệp thép lớn tại Trung Quốc cũng đang kêu gọi Chính phủ làm rõ​​.