Trong năm 2022, trước hàng loạt các sức ép vĩ mô đè nặng lên triển vọng tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt ngành thép đối diện với rất nhiều thách thức về khả năng tiêu thụ. Bước sang năm 2023, giá thép nước ta đã có dấu hiệu phục hồi báo hiệu cho một cơ hội mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn mà các nhà máy sản xuất thép cần đối mặt.
Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước và trong khu vực
Nhu cầu về tiêu thu thép đã tăng trở lại vào năm 2023, tuy nhiên so với cùng kỳ vẫn chưa có nhiều điểm khởi sắc. Chỉnh phủ đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng theo mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế có thể hỗ trợ nhu cầu thép trong nước. Trung Quốc mở cửa lại cũng là một dấu hiệu tốt cho cac nha san xuat thep Việt Nam.
Nhà máy sản xuất thép cần xem xét quá trình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ thép để giúp phục hồi thị trường thép Việt Nam.
Ấn Độ đang bước vào thời kỳ bùng nổ xây dựng, nhu cầu thép xây dựng tại Ấn Độ sẽ tăng 6,7% lên khoảng 120 triệu tấn vào năm 2023. Đây là mức tăng trưởng cao nhất tronng số các nền kinh tế tiêu thụ sắt thép lớn.
Theo dự báo mới nhất của Hiệp hội thép Thế giới đã nhận định, nhu cầu thép thế giới sẽ hồi phục nhẹ trong năm 2023, ở mức +1% [đạt 1,8 tỷ tấn], sau khi suy giảm 2,3% trong năm 2022 [đạt 1,79 tỷ tấn] và đà phục hồi giá thép trở nên rõ rệt hơn kể từ đầu tháng 12/2022 đến nay.
Nguyên nhân tạo nên những thách thức cho ngành sản xuất thép
Ngành thép đứng trước rất nhiều khó khăn khi hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ nghiệm trọng trong năm 2022. Theo các chuyên gia kinh tế là bởi, ảnh hưởng từ căng thẳng Nga – Ukraine nên khủng hoảng giá nhiên liệu toàn cầu tăng cao. Đặc biệt, biến động giá than – một trong những nguyên liệu chính cho sản xuất gang thép bằng công nghệ lò cao liên tục tăng dẫn đến giá thành sản xuất thép tăng mạnh.
Trong thời gian vừa qua giá thép không ngừng giảm mạnh, nguyên nhân chính đến từ nguồn cung dồi dào, hàng tồn kho còn nhiều. Chính vì điều đó để bán được hàng doanh nghiệp buộc phải hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, các công trình xây dựng lớn trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn, cùng với việc giải ngân vốn đầu tư quá chậm, ngân hàng siết chặt các khoản vay.
Các chính sách hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng
Quốc hội đã thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế trị giá 350.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2022 – 2023, trong đó dành 113.850 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng, tập trung vào các dự án trọng điểm như đường cao tốc Bắc – Nam; sân bay Long Thành, các cảng logistics… kéo theo nhu cầu tiêu thụ thép tăng cao.
Ngoài ra, trong tháng 2, Chính phủ đã phê duyệt gói tín dụng 120.000 tỷ đồng nhằm phát triển các dự án nhà ở xã hội. Những yếu tố này sẽ kéo mức tiêu thụ thép xây dựng trong quý III và quý IV năm nay có thể tăng trưởng mạnh.
Các chính sách của Nhà nước đã gián tiếp tạo cơ hội phục hồi cho các nhà máy sản xuất thép.
Về phía nguồn vốn, các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, thời gian được cơ cấu là 24 tháng, áp dụng cho các cơ sở | doanh nghiệp và nhà máy sản xuất thép hoặc hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng cũng như các chủ đầu tư bất động sản.
Trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức, diễn biến của thị trường thép chịu nhiều biến động khó lường, ngành thép vẫn có triển vọng bởi nhu cầu xây dựng luôn cần thiết. Để có thể vượt qua thời gian khó khăn này, các nhà máy sản xuất thép cần tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ để kịp thời úng biến với khó khăn.