Thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội là nguyên liệu quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy 2 loại thép này có điểm gì đặc biệt và nên chọn loại thép nào cho các công trình?
Thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội là gì?
Cán nóng và cán nguội về bản chất là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất thép. Trong công đoạn tạo thép thành phẩm, nguyên liệu sẽ được đưa vào lò nung để tạo thành phôi. Phôi thép sẽ trải qua quá trình cán và tạo hình thành thép cán nóng và thép cán nguội.
Thép cuộn cán nóng được sản xuất thông qua phương pháp cán nóng ở nhiệt độ cao, khoảng 1.000 độ C. Ở nhiệt độ này, phôi thép dễ dàng thay đổi hình dạng để tạo thành sản phẩm thép như mong muốn.
Thép cuộn cán nguội được sản xuất từ thép cuộn cán nóng thông qua quá trình giảm nhiệt độ xuống nhiệt độ phòng. Quy trình cán nguội giúp thép cứng cáp hơn mà không làm thay đổi cấu tạo, tính chất thép.
Thép cuộn là sản phẩm không thể thiếu trong các công trình
Ứng dụng của thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội
Cả 2 loại thép đều được ứng dụng phổ biến trong quy trình sản xuất thép và các sản phẩm thép. Thép cuộn cán nóng được nha may san xuat thep dùng để tạo thép ống hàn, thép ống đúc, ứng dụng trong ngành công nghiệp xe hơi, làm đường ray, đóng tàu.
Thép cuộn cán nguội được dùng để tạo ra thép tấm, thép cuộn mạ kẽm. Loại thép này được ứng dụng phổ biến trong sản xuất ô tô, ngành công nghiệp điện.
Sự khác nhau giữa thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội
1. Độ dày
Độ dày của thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn sản xuất thép. Để đánh giá thép cán nóng sẽ căn cứ vào TCVN 2364 – 78 và TCVN 6524 : 1999, TCVN 6524 : 2006 cho thép cuộn cán nguội.
Thông thường, độ dày của thép cuộn cán nóng dao động khoảng 0,9mm và 0,15mm đối với thép cuộn cán nguội.
2. Giá thành
Giá thành của thép cuộn cán nóng có sự khác biệt với thép cuộn cán nguội. Lý do là vì thép cuộn cán nguội được tiếp tục cán mỏng từ thép cuộn cán nóng. Giá thép cuộn có thể khác nhau dựa trên độ dày và tính chất của thép. Do đó, mức giá của thép cuộn cán nguội thông thường sẽ cao hơn giá thép cuộn cán nóng.
3. Bề mặt thép
Để phân biệt 2 loại thép, có thể quan sát bề mặt cuộn thép để nhận diện. Thép cuộn cán nóng sẽ có bề mặt xanh đen bóng hoặc gỉ sét chuyển màu đỏ nâu sau quá trình bảo quản tại nhiệt độ thường. Thép cuộn cán nguội có bề mặt bóng, sáng đẹp và mịn hơn nhờ vào quá trình cán mỏng và hạ nhiệt.
4. Dung sai
Thép cuộn cán nóng trải qua nhiệt độ cao và được để nguội về nhiệt độ phòng nên khó kiểm soát được hình dạng của thép. Khi sản xuất thép cuộn cán nguội, cong ty thep sẽ tiến hành cán mỏng và điều chỉnh nhiệt độ nên dễ dàng định hình thép hơn. Vì vậy dung sai của thép cuộn cán nguội thường sẽ thấp hơn thép cuộn cán nóng.
5. Độ chính xác
Độ chính xác của thép cuộn cán nguội sẽ cao hơn thép cuộn cán nóng nhờ vào quá trình làm nguội của thép. Với thép cuộn cán nóng, do nhiệt độ ban đầu cao và bị giảm đột ngột, không kiểm soát nhiệt độ thường nên cong ty thep khó kiểm soát độ dày chính xác của thép cuộn.
6. Bảo quản thép
Thép cuộn cán nguội có thể bảo quản dưới nhiệt độ thường và ở ngoài trời. Bề mặt thép được tạo từ lớp gỉ sét, về cơ bản điều này sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của cuộn thép. Đối với thép cuộn cán nguội, cần bảo quản trong nhà, hạn chế tiếp xúc với hóa chất để tránh tình trạng thép bị gỉ sét.
Lựa chọn thép cuộn trong xây dựng
Để có thể chọn thép cuộn, thép dây cuộn phù hợp, cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Chú ý đến khối lượng, chiều dài thép để tính toán độ bền và độ cứng của cuộn thép. Tỷ trọng sẽ giúp kiểm soát độ dày thích hợp và độ cứng để xác định thép cuộn có tạo hình tốt hay không.
-
Xác định mục đích sử dụng để lựa chọn đúng thép cuộn.
-
Thép có xuất xứ rõ ràng từ nhà máy và chất lượng sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn kiểm định thép.