Thép gân là vật liệu quan trọng và chiếm nhiều chi phí khi xây nhà. Một vài kinh nghiệm tính toán và chọn mua thép bên dưới sẽ giúp gia chủ biết cách tối ưu chi phí hợp lý nhất.
Các bước chọn mua thép xây dựng
Đầu tiên, bạn cần hiểu cách tính khối lượng thép cần thiết cho mỗi mét vuông diện tích. Từ đó nhân lên với tổng diện tích toàn bộ căn nhà thì sẽ nắm được cần mua bao nhiêu sắt thép và dự trù chi phí.
Tính toán khối lượng thép xây dựng cần phải chính xác vì có thể xác định tải trọng chính xác cho các công đoạn đổ cột dầm, đảm bảo khả năng chống đỡ cho công trình. Công việc này đòi hỏi những người có chuyên môn thực hiện như các kỹ sư xây dựng hoặc thiết kế công trình. Ngoài ra độ lún của nền đất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn vật liệu xây dựng thích hợp.
Với chủ nhà, chi phí sắt thép chiếm tỉ lệ không nhỏ do đó để bạn có thể tham khảo một số cách giúp tiết kiệm chi phí thép như bên dưới.
Tính toán lượng thép xây dựng hợp lý giúp bạn tối ưu chi phí
Tối ưu chi phí mua thép bằng cách nào?
Bạn nên chọn loại thep xay dung phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình: Lưu ý về giá cả, nên chọn ở mức giá vừa phải không quá rẻ cũng không quá đắt. Những loại thép có giá thành cao thường dùng cho các công trình lớn như tòa nhà cao tầng, nếu dùng cho nhà ở có thể khiến tăng thêm chi phí nguyên liệu không cần thiết.
Tính toán lượng thép thanh vằn, thép cuộn… phải thật chính xác để tránh việc mua thừa hoặc thiếu. Các đơn vị thiết kế hiện nay đều sử dụng các phần mềm tính toán cho xây dựng do đó bạn nên tham khảo từ những người có chuyên môn. Ngoài ra bạn cũng cần nên kiểm tra bản vẽ kỹ thuật và các thông số kỹ thuật của thép trước khi quyết định mua.
Việc chọn đơn vị cung cấp sắt thép và thi công uy tín giúp bạn tối ưu chi phí đáng kể và đảm bảo chất lượng cho công trình. Đừng quên so sánh giá cả và dịch vụ của nhiều đơn vị từ đó bạn sẽ có sự lựa chọn tốt nhất.
Hiện nay nhà khung thép tiền chế được ứng dụng rộng rãi như một giải pháp xây dựng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Nhà khung thép tiền chế được sản xuất theo bản vẽ kỹ thuật và sau đó được vận chuyển đến công trường lắp ráp, có khả năng tái sử dụng, giảm tải trọng móng nhà và tiết kiệm nhân công.
Trên đây là một số kinh nghiệm chọn mua thép xây dựng tối ưu dành cho chủ công trình. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn trong việc chọn mua thép sao cho hợp lý và tiết kiệm nhất.