Thép gân được xem là một trong những vật liệu thép xây dựng không thể thiếu trong các công trình. Vì sao loại thép này được ưa chuộng như vậy và chọn thép gân như thế nào để đảm bảo chuẩn chất lượng trong xây dựng?
Thép gân là gì?
Thép gân hay thép thanh vằn là loại thép chuyên dùng cho các công trình xây dựng. Lý do của tên gọi này là vì bề ngoài của thanh thép có các đường gân, vằn chạy dọc cây thép.
Đặc điểm của thép gân
Để tạo ra thép gân chất lượng, nhà máy thép cần đảm bảo quy trình sản xuất đạt chuẩn từ khâu sản xuất phôi thép vuông. Thép gân được sản xuất với dạng thanh, có đường kính từ 10mm đến 55mm tùy thuộc vào từng nhà máy sản xuất thép. Thép thành phẩm thường được đóng thành từng bó, số lượng cây hoặc bó không cố định và khối lượng thép trung bình sẽ dao động từ 1.500 kg/bó đến 3.500 kg/bó.
Chọn thép gân trong xây dựng theo tiêu chí gì?
Thép vằn có đường kính khá đa dạng: phi 10, phi 12, phi 14, phi 16, phi 18, phi 20, phi 22, phi 25, phi 28, phi 32 đảm bảo đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng. Khi sản xuất thép, cần đảm bảo tính cơ lý của thép thanh vằn để thép đạt yêu cầu về giới hạn chảy, độ bền, độ dãn dài theo tiêu chuẩn. Thép vằn sẽ được kiểm tra bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội.
Lý do thép gân được ưa chuộng vì mẫu mã đa dạng, có nhiều kích thước, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng công trình. Thép gân dễ thi công, dễ vận chuyển và dễ uốn theo hình dạng mong muốn.
Cách lựa chọn thép gân phù hợp
1. Thép gân phi 10, 12, 14, 16, 18, 20
Thép gân, thép thanh vằn phi 10, 12, 14, 16, 20 là loại thép có đường kính tương ứng 10 mm, 12 mm, 14 mm, 16mm và 20 mm. Loại thép này có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, chuyên dùng cho các công trình xây dựng.
2. Thép gân phi 22, 25, 28 và 32
Thép gân phi 22, 25, 28, 32 có kích thước đường kính lớn hơn, được sử dụng cho những vị trí chịu lực, độ bền kéo lớn hơn. Ngoài ra một số nhà máy sản xuất thép còn có khả năng sản xuất thép với đường kính lớn lên đến 55mm.
Kinh nghiệm lựa chọn thép gân chất lượng
Để chọn được thép chất lượng, phù hợp, cần dựa vào yêu cầu công trình và ngân sách để lựa chọn loại thép phù hợp. Hiểu cách nhận biết thép chính hãng, thép thật là cách để tránh mua phải hàng nhái, hàng giả. Khi chọn thép gân cần tìm hiểu và so sánh giá cả, không mua sản phẩm giá quá rẻ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình.