Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thép cuộn năm 2023

      Comments Off on Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thép cuộn năm 2023

Bài viết mới

Các loại thép cuộn nói chung là một trong những sản phẩm quan trọng nhất và dễ chịu nhiều tác động nhất của ngành thép. Dưới đây là những yếu tố tác động đến cung và cầu đối với sản phẩm này trong năm 2023.

Nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo nhu cầu thép cuộn trong nước năm 2023 sẽ đạt khoảng 10 triệu tấn, tăng 10% so với tổng của năm 2022. Nhu cầu thép dây cuộn tăng đến từ hoạt động của các dự án cơ sở hạ tầng lớn như tuyến đường cao tốc Bắc — Nam, sân bay Long Thành, mở rộng khu công nghiệp…
Với nhu cầu thép từ thị trường thế giới, theo Tổ chức Thép Thế giới (WSA) dự báo đạt khoảng 1.800 triệu tấn, tăng khoảng 10% so với năm 2022. Nhờ vào sự phục hồi của một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU… Các ngành công nghiệp sử dụng thép cuộn đó là xây dựng, cơ khí chế tạo, ô tô… được xem là động lực chính cho sự tăng trưởng này. Thế nhưng vẫn còn nhiều rủi ro đến từ khủng hoảng kinh tế hay xung đột chính trị, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn.

doanh nghiệp thép xây dựng

Hoạt động các dự án cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thép cuộn

Nguồn cung và chi phí sản xuất

Nguồn cung thép cuộn trong nước dự kiến đạt khoảng 12 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2022. Điều này đến từ sự gia tăng sản lượng của các doanh nghiệp thép xây dựng và sự đầu tư vào nhà máy sản xuất thép cuộn của các doanh nghiệp. Nhìn chung, Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những quốc gia có khả năng tự chủ nguồn cung thép cuộn và hạn chế sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.
Về nguồn cung thép cuộn thế giới trong năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 1.900 triệu tấn, tăng 12% so với năm ngoái. Nguyên nhân nhờ vào sự mở rộng sản lượng của các quốc gia sản xuất thép lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhưng bên cạnh đó còn có nhiều hạn chế đến từ thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu cho luyện thép như quặng sắt, than cốc, sắt thép phế liệu… và việc thiếu hụt nguồn cung năng lượng, tăng chi phí vận tải cũng khiến cho chi phí sản xuất tăng đáng kể

Chính sách thương mại và thuế quan

Chính sách thương mại và thuế quan trong năm 2023 cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến thị trường thép cuộn trong nước. Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục hưởng lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP… giúp đẩy mạnh xuất khẩu thép cuộn sang các nước thành viên trong các hiệp định. Tuy nhiên các doanh nghiệp thep xay dung Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức đến từ các hàng rào thuế quan để bảo vệ thương mại của nhiều nước nhập khẩu như Mỹ, Canada, EU, Thổ Nhĩ Kỳ…
Với những thông tin trên, mong rằng qua bài viết này bạn đã có cái nhìn toàn cảnh về diễn biến của thị trường thép cuộn trong năm 2023.