Các nhà máy thép tại Việt Nam không thiếu, nhưng hiện nay đang đối mặt với áp lực cạnh tranh từ thép nhập khẩu. Điều này đòi hỏi cần có hướng giải quyết giúp ngành thép trong nước đứng vững trước làn sóng khủng hoảng hiện nay.
Cuộc “tấn công” từ thép ngoại
Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam [VSA], nửa năm đầu 2023, các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam đạt hơn 5,06 triệu tấn; trong đó thép từ Trung Quốc đạt hơn 2,65 triệu tấn, tỉ trọng 52% tổng sản lượng.
Theo nhiều chuyên gia, nếu tiếp tục nhập khẩu ồ ạt, ngành thép nội địa mất cơ hội việc làm cho khoảng 40.000 lao động; trong khi đó phải chi ra hàng tỷ USD nhập khẩu. Điều này dẫn đến hàng hóa trong nước khó bán hơn khiến các nha may thep thua lỗ.
Thép trong nước gặp khó khi cạnh tranh với thép nhập khẩu
Thép từ Trung Quốc có giá thành thấp đáng kể so với các nước khác, do nhu cầu trong nước thấp nên được Chính phủ khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài. Một lợi thế nữa đó là thép Trung Quốc chọn xuất khẩu sang những khu vực không có rào cản thương mại, gồm Đông Nam Á, Trung Đông, Nam Á, Trung Mỹ. Cụ thể, theo số liệu của Hiệp hội Thép Trung Quốc, trong 5 tháng đầu năm 2023, thép Trung Quốc đã xuất khẩu cao hơn 40,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung tổng 5 tháng đầu 2023, sản lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng mạnh 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lý giải cho tình trạng này, theo nhận định của một chuyên gia trong ngành thép, nguyên nhân chủ yếu đến từ thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi tích cực, các công trình nhà ở mới liên tục sụt giảm, nhu cầu tiêu thụ thấp do đó phương án xuất khẩu thép tiếp tục là một phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản lượng dư thừa ở nước này.
Các chuyên gia dự đoán xuất khẩu thép Trung Quốc vẫn còn tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới. Điều này được cho là sẽ gây sức ép đối với tình hình sản xuất thép trong nước. Bàn về vấn đề này, theo chuyên gia ngành thép nhận định, giải pháp thiết lập rào cản thương mại và hàng rào kỹ thuật có vai trò quan trọng trong các hiệp định thương mại Việt Nam đang tham gia. Đây được xem cách bảo hộ cho sản xuất thép trong nước, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp các tập đoàn thép Việt Nam hưởng nhiều lợi thế khi xuất khẩu.