Thép phế liệu được xem là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nha may thep. Với nhu cầu hiện tại, việc nhập thép phế liệu ngày càng tăng nhưng đi kèm là những rủi ro tiềm ẩn.
Hiện trạng nhập khẩu thép phế liệu
Hiện nay có nhiều nhà máy thép sử dụng thép phế liệu để sản xuất ra các loại thép xây dựng như thép dây cuộn, thép vằn… Các cơ sở sản xuất dùng thép phế liệu để tái chế, bằng cách sử dụng công nghệ lò điện hồ quang hoặc lò cao tạo ra thép mới. Thép phế liệu giúp tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn thép thải.
Theo số liệu thống kê nửa đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 6 triệu tấn thép phế liệu có giá 2,5 tỷ USD, tăng 16% về lượng và 77% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Các loại thép phế liệu chủ yếu nhập từ Nhật Bản, Mỹ, Australia, Hồng Kông.
Nguồn cung thép phế liệu trong nước không đáp ứng đủ cho nhà máy thép do đó việc nhập khẩu tăng mạnh. Giá thép phế liệu trên thị trường quốc tế cũng đang tăng cao, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ các quốc gia chuyên sản xuất thép lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.
Việc sử dụng và nhập khẩu thép phế liệu làm đa dạng hóa còn nguồn liệu sản xuất thép cuộn và thép gân cho xây dựng, đồng thời góp phần giảm lượng rác thải toàn cầu, có vai trò trong bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh những lợi ích, nhập khẩu thép phế liệu vẫn còn nhiều rủi ro đó là các biến động về giá, chất lượng không đảm bảo, những biện pháp phòng vệ thương mại đến từ các nước xuất khẩu… Để có thể phát triển bền vững ngành thép, chúng ta cần đề xuất nhiều giải pháp khác nhau nhằm tăng cường khả năng tự chủ về nguồn nguyên liệu, cũng như đa dạng hóa các loại nguyên liệu đầu vào, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất thép, đổi mới và cải tiến công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường, tăng cường trao đổi hợp tác quốc tế và trở thành nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng toàn cầu.