Thép thanh vằn được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng vì đạt chất lượng tốt, độ bền cao. Vậy cấu tạo của thép vằn như thế nào, có các thành phần hóa học nào cấu thành nên độ bền của thép?
Thành phần của thép thanh vằn
Các loại thép xây dựng đa số có cấu trúc tinh thể do sự cấu thành của nhiều hợp chất. Trong đó, Ferit [chiếm khoảng 99% thể tích] là nguyên vật liệu chính trong sản xuất thép, có tính chất mềm và dẻo. Xementit là hợp chất sắt cacbua, có độ cứng và giòn. Màng peclit nằm giữa các hạt ferit sẽ quyết định đến tính chất dẻo của thép. Thép có thành phần Cacbon càng cao thì độ cứng càng lớn.
Thép thanh vằn có các thành phần nào?
Ngoài cacbon, để sản xuất thép cuộn, thép vằn, nhà máy sản xuất còn sử dụng một số thành phần như:
● Mangan (Mn): Mangan giúp tăng độ cứng của thép xây dựng. Thông thường lượng Mangan sẽ chiếm khoảng 0,4 – 0,65%, lượng Mangan không nên lớn hơn 1,5% vì sẽ khiến thép sẽ trở nên giòn hơn.
● Silic (Si): Silic giúp tăng khả năng chịu lực của thép. Nhưng nhược điểm của Silic là làm giảm khả năng chống ăn mòn và tính dễ hàn. Vì vậy, lượng Silic sử dụng trong thép chỉ dao động trong khoảng 0.12 – 0.3%.
● Lưu huỳnh (S): Thành phần này làm cho thép xây dựng giòn hơn. Khi thép ở nhiệt độ cao, thép sẽ có tải trọng tương đối kém, dễ nứt gãy hơn khi hàn.
● Phốt pho (P): Làm cho thép trở nên giòn hơn và tính dẻo cũng giảm dần.
Lưu huỳnh và photpho là hai thành phần ảnh hưởng đến chất lượng thép. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần đảm bảo hàm lượng Lưu huỳnh và Photpho không vượt quá 0.05%.
Tiêu chuẩn thép thanh vằn
Thép xây dựng thanh vằn đạt chuẩn sẽ có đường kính từ D10 đến D43. Chiều dài của thép sẽ dao động khoảng 11.7m hoặc 12m hoặc theo yêu cầu của từng công trình xây dựng. Trọng lượng của một bó thép vằn sẽ dao động khoảng 2500 kg.
Thép vằn chất lượng sẽ đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 1651-2:2018, tiêu chuẩn JIS G3112 – 2010 hoặc ASTM A615/A615M-18 khi kiểm định thép.
Cách sử dụng thép thanh vằn
Sau khi sản xuất thép, trong quá trình sử dụng, bảo quản thép vằn, cần để sản phẩm ở nơi khô ráo và đặt trên nền cứng. Hạn chế đặt thép dưới trời mưa, ở nơi ẩm ướt và thép cần tránh tiếp xúc với hóa chất có tác dụng ăn mòn. Trong trường hợp buộc để thép ngoài trời, cần kê một đầu thép cao hơn đầu còn lại và thép cần cách mặt nền tối thiểu 30cm.