Trong năm 2023, tình hình sản xuất kinh doanh của nha may thep liên tục ảm đạm. Một số sản phẩm thép chủ lực của thị trường Việt giảm mạnh về sản lượng, tiêu thụ, xuất khẩu và giá cả.
Nhà máy thép phát huy nội lực để vượt qua khủng hoảng
Tính đến thời điểm hiện tại, nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu đều giảm mạnh. Tình hình tiêu thụ thép của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giảm mạnh đã kéo theo sản lượng tồn kho cao, khiến một số công ty thép buộc phải giảm sản xuất.
Sản lượng sản xuất thực tế thép thô của cong ty thep giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,998 triệu tấn. Mức tiêu thụ thép cũng giảm 18%, chỉ đạt 6,142 triệu tấn và xuất khẩu thép thô giảm đến 78% so với năm 2022.
Giá nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất thép vẫn ở mức cao, khiến chi phí sản xuất tăng mạnh nhưng giá bán lại có chiều hướng giảm để cạnh tranh trên thị trường. Thực tế này khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp thép bị thu hẹp khá nhiều so với năm trước đây.
Thị trường thép phụ thuộc khá lớn vào thị trường bất động sản. Song trong năm 2023, thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại. Điều này khiến các công ty thép không giải quyết được bài toán đầu ra sau khi sản xuất thép thành phẩm. Cùng với đó, mức thuế tự vệ 11,3% áp dụng cho phôi thép đã hết hiệu lực từ tháng 3, tạo ra áp lực cạnh tranh với thép nhập khẩu tại thị trường trong nước.
Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thép, với tốc độ giảm giá bán nhanh nhằm cạnh tranh với các quốc gia khác. Thép Việt sẽ chịu tác động tiêu cực và buộc phải tìm cách để lấy lại lợi thế trên thị trường nội địa.
Đứng trước tình hình đó, có thể thấy sự hồi phục của ngành thép bị phụ thuộc khá lớn vào nhu cầu thị trường. Khi nhu cầu được dự báo vẫn ở trên đà giảm trong những tháng cuối năm 2023, khó khăn của doanh nghiệp thép vẫn tiếp tục xuất hiện.
Một số dự báo còn cho thấy lợi nhuận của ngành thép vẫn chưa có đà tăng trưởng trở lại cho đến hết năm 2023. Nhu cầu thị trường thép diễn biến phức tạp khi giá cả nguyên vật liệu và thép thành phẩm liên tục gặp nhiều biến động.
Để vượt qua những thách thức trong giai đoạn cuối năm 2023, ngành thép nói chung và tập đoàn thép nói riêng cần tiếp tục tập trung vào nội lực của mình và kiểm soát tốt các loại chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu. Cùng với đó cần thay đổi chiến lược bán hàng dựa trên diễn biến thị trường để vượt qua thời kỳ khủng hoảng hiện nay.