Sản xuất phôi thép nói riêng và thép thành phẩm nói chung đều cần có tiêu chuẩn nhất định. Vậy hệ thống tiêu chuẩn đó là gì và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
Phân loại thép như thế nào?
Phôi thép được phân loại dựa theo thành phần như: hàm lượng carbon, hợp kim… Ngoài ra còn dựa theo nhiều cách khác như phương pháp sản xuất, phương pháp hoàn thiện, hình thức sản phẩm như [phôi thép vuông, hay còn gọi là phôi thép thanh; phôi thép dẹt]…
Ngoài ra tên gọi của thép còn dựa vào những đặc tính hóa học, cơ học khác. Để đánh giá chất lượng phôi thép từ nhà cung cấp, chúng ta cần phải có hệ thống tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi và phổ biến. Vậy đó là gì?
Tìm hiểu hệ thống tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất thép
Hệ thống tiêu chuẩn trong phân loại thép hiện nay được chuẩn hóa quốc tế bởi các tổ chức phát triển tiêu chuẩn [SDO], được nhiều nhà máy sản xuất thép trong nước áp dụng, có giá trị tham khảo trong giao dịch mua bán trong nước cũng như xuất khẩu đi các nước trong khu vực và trên thế giới. Một số tiêu chuẩn phổ biến thường được áp dụng đó là:
Tiêu chuẩn ASTM được ban hành bởi tổ chức Quốc tế American Society for Testing and Materials – Hiệp Hội Vật Liệu Và Thử Nghiệm Hoa Kỳ. ASTM công bố tiêu chuẩn cho 15 lĩnh vực trong đó có thép. Đây là tiêu chuẩn thép xây dựng hiện có 30.000 thành viên đến từ 140 quốc gia đồng thuận và áp dụng.
Đánh giá chất lượng phôi thép cần thông qua hệ thống tiêu chuẩn trong nước hoặc quốc tế
JIS là tiêu chuẩn thép của Nhật Bản, được áp dụng nhiều tại các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thông số kỹ thuật thép theo tiêu chuẩn JIS cũng được dùng làm cơ sở cho các hệ thống đánh giá tiêu chuẩn tại các quốc gia lân cận như: Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.
EN là tiêu chuẩn được công bố ra bởi 3 tổ chức đó là CEN – Ủy ban Tiêu chuẩn hóa châu Âu, CENELEC – Ủy ban Châu Âu về Tiêu chuẩn Kỹ thuật Điện và ETSI – Viện tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu. Đây là hệ thống đánh giá chất lượng kim loại và thép của các quốc gia châu Âu.
ASTM VÀ JIS là 2 tiêu chuẩn phố biến nhất tại Việt Nam.
Trên đây là bộ khung dùng để đánh giá chất lượng của quốc tế phổ biến nhất được nhiều nhà máy sản xuất thép trong nước áp dụng. Ngoài ra còn các nhà phân phối, đại lý hay các đơn vị nhà thầu dựa vào hệ thống tiêu chuẩn này để xây dựng quy trình kiểm định chất lượng trong việc mua bán thép.
Như vậy, để khách hàng có cơ sở đánh giá chất lượng sản phẩm, những hệ thống tiêu chuẩn trên chính là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn công ty thép. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về các tiêu chuẩn trong sản xuất phôi thép nói riêng và sản phẩm thép nói chung.