Các công ty thép Việt Nam xuất khẩu – Mối lo của ngành thép Ấn Độ?

      Comments Off on Các công ty thép Việt Nam xuất khẩu – Mối lo của ngành thép Ấn Độ?

Bài viết mới

Thị phần xuất khẩu của các cong ty thep Việt Nam và Trung Quốc tăng lên nhờ vào nhu cầu thép từ thị trường Ấn Độ. Tuy nhiên điều này cũng tác động không nhỏ đến giá thép nội địa của Ấn.

Những tác động đến thị trường Ấn Độ

Nhập khẩu thép trong tháng 6/2023 của Ấn Độ đã tăng 5,9% so với tháng trước và 7,6% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này thúc đẩy các tập đoàn thép Việt Nam tăng cường xuất khẩu. Lúc này, các nhà sản xuất thép tại Ấn Độ đang chú trọng bảo vệ lợi ích của họ đồng thời tránh những tác động tiêu cực đến tình hình giá thép trong nước.
Các sản phẩm thép xây dựng [thép cuộn, thép thanh vằn] giá rẻ từ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga đã tạo áp lực căng thẳng cho các nhà sản xuất thép tại Ấn Độ. Trong tháng 6 năm 2022, tỷ trọng xuất khẩu thép của Trung Quốc chiếm 26,1% tổng lượng nhập khẩu thép của Ấn Độ, còn tỷ trọng của Việt Nam chỉ là 1%. Thế nhưng tình hình đã thay đổi trong 6/2023, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng trưởng mạnh 37,1%, còn tỷ trọng thép Việt Nam cũng đã tăng lên 4,8%.

Thép Việt Nam tăng xuất khẩu, Ấn Độ gặp nhiều thách thức.Thép Việt Nam tăng xuất khẩu, Ấn Độ gặp nhiều thách thức

Các thép xây dựng [thép cuộn, thép thanh vằn] nhập khẩu sẽ có giá thành thấp hơn đáng kể so với các đối tác sản xuất thép của Ấn Độ. Chính vì vậy các nhà sản xuất tại Ấn gặp nhiều thách thức cạnh tranh khốc liệt khi phải cố gắng duy trì trước nhiều đối thủ ngoại quốc. Điều này dẫn đến nhiều nhà máy thép trong nước phải đóng cửa hoặc cắt giảm hoạt động, kéo theo tình trạng thất nghiệp đáng kể trong ngành.
Doanh thu của chính phủ Ấn Độ cũng chịu tác động từ sự gia tăng nhập khẩu thép từ Trung Quốc. Điều này có nghĩa là chính phủ đánh thuế đáng kể trên dòng thép nhập khẩu và sản lượng thép Trung Quốc tăng lên trực tiếp làm giảm việc thu thuế.
Sở dĩ Trung Quốc tăng cường xuất khẩu do thị trường thép trong nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự ảm đạm từ thị trường bất động sản khổng lồ của họ, từ đó đẩy giá thép xuống mức thấp nhất trong ba năm vào tháng 5/2023.
Tuy nhiên các nước khác trong khu vực Châu Á và cả Châu Phi đang có nhu cầu mạnh mẽ về thép, điều này được ví như cơn mưa giữa sa mạc đã giúp nhiều nhà sản xuất thép giải phóng lượng tồn kho và giúp các nhà máy tiếp tục hoạt động.
Theo các thương nhân, nhu cầu thép mạnh mẽ từ Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi, cộng với chi phí năng lượng đang ở mức cao ở nhiều quốc gia đã đẩy chi phí sản xuất thép trong nước tăng. Điều này càng củng cố thêm sức cạnh tranh về giá của thép Việt Nam, Trung Quốc.