Tình trạng cung vượt cầu thị trường thép nội địa

      Comments Off on Tình trạng cung vượt cầu thị trường thép nội địa

Bài viết mới

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam [VSA], năng lực sản xuất thép của các doanh nghiệp trong nước hiện đạt khoảng 23 triệu tấn thép thô [phôi vuông, phôi dẹt] và 38,6 triệu tấn thép thành phẩm mỗi năm, bao gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, cán nguội, tôn mạ và ống thép.

Thực trạng ngành thép Việt Nam

Với đà phục hồi kinh tế, dự báo san xuat thep thành phẩm trong năm nay có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên, sản xuất thép trong nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng cung vượt cầu và sự gia tăng nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trị giá nhập khẩu sắt thép các loại [thép gân, thép dây cuộn] trong tháng 5 năm 2024 đạt 1,72 tỷ USD, tăng 14,9% so với tháng trước. Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 7,48 tỷ USD sắt thép các loại, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thép từ các thị trường chính như Trung Quốc và Hàn Quốc. Đặc biệt, thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, đạt 4,77 tỷ USD, tăng 53,8% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng nhập khẩu này đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Thép cuộn

Nhu cầu thép trong nước còn thấp, thép nhập khẩu ồ ạt

Hiện nay, sản xuất của hai doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng lớn trong nước là Formosa và Hòa Phát đã giảm, chỉ đạt 73% công suất thiết kế do phải cạnh tranh với thép nhập khẩu bán dưới giá thành. Giá thép nhập khẩu hiện đã giảm từ 613 USD/tấn vào đầu năm 2023 xuống còn 541 USD/tấn vào cuối năm 2023.

Ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, cho biết việc Việt Nam phải nhập khẩu thép cán nóng trước đây là điều đương nhiên do vốn đầu tư lớn và công nghệ cao. Tuy nhiên, hiện tại, khi các tập đoàn thép lớn bắt đầu tư vào sản xuất, chúng ta đã có khả năng tự sản xuất thép cán nóng với chất lượng cao. Tuy nhiên, tình trạng thép nhập khẩu bán dưới giá thành đã gây nhiều khó khăn cho ngành sản xuất trong nước.

Hiệp hội Thép Việt Nam khuyến nghị cần có biện pháp kiểm soát thép nhập khẩu để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Mặc dù sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN, nhưng vẫn còn những điểm nghẽn dài hạn như việc phụ thuộc vào nhập khẩu thép cán nóng và một số sản phẩm tôn mạ kim loại, sơn phủ màu.

Nhìn chung, ngành sản xuất thép tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức từ sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nội địa đến tình trạng cung vượt cầu. Để duy trì và phát triển, cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực từ phía chính phủ và sự nỗ lực từ các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng và giảm chi phí sản xuất.