Nhu cầu thép gân, thép cuộn đầu năm 2024 ra sao?

      Comments Off on Nhu cầu thép gân, thép cuộn đầu năm 2024 ra sao?

Bài viết mới

Theo báo cáo, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép gân vằn, thép cuộn phục hồi chậm mặc dù đã có nhiều tín hiệu tích cực từ kinh tế trong nước. Cụ thể nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này ra sao?

Thị trường phục hồi còn chậm

Sản lượng thép thành phẩm [thép cuộn, thép gân] sản xuất trong tháng 3 đạt mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua và lượng bán hàng cũng chỉ cao hơn so với tháng 3/2023 nhưng thấp hơn so với cùng kỳ của năm 2022 và 2021.

Tính tổng thể trong quý I, sản xuất và bán hàng thép thành phẩm đều ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt là 5,5% và 10%, lên 7 triệu và 6,7 triệu tấn. Tuy nhiên, mức sản xuất và bán hàng trong quý này chỉ cao hơn so với cùng kỳ của năm 2023, nhưng vẫn thấp hơn so với các năm 2022 và 2021. 

Sản xuất thép

Sản xuất thép gặp khó do thị trường phục hồi chậm

Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam [VSA], nói chung, giá nguyên liệu sản xuất thép đã có xu hướng giảm vào đầu tháng 3 và trong quý I/2024 so với cuối năm 2023.

Sự giảm giá của nguyên liệu đã làm chậm lại hoạt động mua bán do lo ngại về việc giá có thể tiếp tục giảm. Các nhà máy sản xuất thép đã giảm giá bán ngay sau kỳ nghỉ Tết, cùng với các nhà phân phối cũng cắt giảm giá để giảm thiểu mức tồn kho [từ tháng 12/2023 và tháng 1/2024]. 

“Xu thế giảm giá để bán hàng [đối với nhà sản xuất] và giảm tồn kho [đối với nhà phân phối] đã tạo ra một thị trường rất khó khăn trong thời gian này”, VSA nhấn mạnh.

Mặc dù giá nguyên liệu [như quặng sắt, than coke, phế…] giảm, nhưng các nha may san xuat thep vẫn đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm chi phí tài chính [bao gồm cả lãi vay và tỷ giá USD/VND tăng cao] và nhu cầu tiêu thụ thép thấp. Đa số nhà máy phải điều chỉnh giảm giá bán để cạnh tranh và giữ vững thị phần. 

Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, cho biết rằng năm 2024 không phải là năm có sự tăng trưởng đột biến, bởi vẫn còn nhiều không chắc chắn trong nền kinh tế vĩ mô toàn cầu.

Thị trường bất động sản vẫn chưa hồi phục, với một số công ty đứng trước nguy cơ phá sản. Tại Mỹ, tình hình lạm phát vẫn chưa đạt mức như mong đợi, dẫn đến chính sách tiền tệ vẫn cứng nhắc, điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam do sự mở cửa lớn.

“Chúng tôi đánh giá rằng mặc dù ngành thép đã đạt đáy trong giai đoạn 2022-2023 và 2024 có vẻ sẽ tốt hơn, nhưng không nên kỳ vọng vào sự tăng trưởng đột phá. Công ty vẫn cần thiết lập các chính sách kinh doanh cẩn thận để đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận, nhưng cũng phải đảm bảo an toàn do vẫn còn nhiều yếu tố bất trắc”, ông Thắng nhấn mạnh.