Trong quá trình tạo ra thép thành phẩm, cần lưu ý đến mác thép để đảm bảo thép đạt chất lượng. Vậy có bao nhiêu loại mác thép, nhà máy sản xuất thép phân loại mác thép dựa trên tiêu chí gì?
Mác thép là gì?
Mác thép được sử dụng để minh chứng cho độ chịu lực của thép. Mác thép sẽ cho biết sản phẩm thép có khả năng chịu lực lớn hay nhỏ.
Các loại mác thép phổ biến
Với các loại thép xây dựng, nha may san xuat thep sẽ sử dụng mác có thông số: SD295, SD390, CII, CIII, Gr60, Grade 460, SD49 [CT51], CIII, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V. Với các loại thép kết cấu, mác thép sẽ có ký hiệu SS400, Q235, Q345B, CCT34, CCT38.
Có nhiều loại mác thép trong xây dựng ngày nay
Vì sao có nhiều mác thép trên thị trường?
Trên thị trường thép hiện có khá nhiều mác thép và khiến cho người dùng không biết nên chọn loại nào là phù hợp. Hiểu ký hiệu và ý nghĩa giúp cho việc lựa chọn mác thép, thép thành phẩm cho từng công trình dễ dàng hơn.
Ký hiệu mác thép sẽ được đánh dấu dựa trên tiêu chuẩn sản xuất của loại thép đó. Có một số tiêu chuẩn mà nha may thep thường sử dụng để đánh giá chất lượng thép như Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN, Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS. Mỗi tiêu chuẩn sẽ có một ký hiệu nhận diện và đánh giá chất lượng thép khác nhau.
Tiêu chuẩn áp dụng khi sản xuất thép: Tiêu chuẩn TCVN 1651-1985, TCVN 1651-2008, JIS G3112 [1987] JIS G3112 – 2004, TCCS 01:2010/TISCO, A615/A615M-04b, BS 4449 – 1997.
Các loại mác thép nhà máy sản xuất thép thường sử dụng
Thông thường khi san xuat thep, nhà máy sẽ sử dụng 2 loại mác thép phổ biến là SD và CB. Ký hiệu SD thường dùng trên các loại mác thép SD295, SD390, SD490.
Con số sau ký hiệu SD thể hiện cường độ của thép, hay còn gọi là giới hạn chảy của thép. Nếu mác thép có ký hiệu SD240, có nghĩa là thép có cường độ 240 N/mm2
Ngoài SD, mác thép còn có ký hiệu CB như CB240, CB300V, CB400V, CB500V. CB là ký hiệu thể hiện độ bền của thép. Tên gọi và ký hiệu CB tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam. Con số sau ký hiệu CB thể hiện cường độ của thép hay giới hạn chảy của thép.
Nếu mác thép được đánh dấu với ký hiệu CB300, nghĩa là thép có cường độ 300 N/mm2. Nếu một cây sắt có diện tích mặt cắt ngang là 1mm2 thì sẽ chịu lực được một lực kéo hoặc nén là khoảng 240N [24kg].
Nên sử dụng mác thép nào cho các công trình?
Việc lựa chọn mác thép nào tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng công trình. Đối với thép mác thấp thì bắt buộc phải sử dụng nhiều thép hơn trên một đơn vị diện tích nhiều hơn. Điều này có thể gây ra sự lãng phí không đáng có trong khi xây dựng. Do đó, nếu công trình ít hơn 7 tầng, mác thép ít nhất có thể sử dụng là CB300 hoặc SD295.
Với công trình cao hơn 7 tầng, cần sử dụng mác thép có cường độ cao hơn để đảm bảo độ bền. Mác thép CB400, SD390, CB500 hoặc SD490 là loại phù hợp vì có khả năng chịu lực tương đương nhau.