Thép thanh vằn hiện được sử dụng khá phổ biến trong xây dựng. Lý do là vì thép có độ cứng và độ bền cao, đảm bảo chất lượng sau khi công trình hoàn thành.
Đôi nét về thép thanh vằn
Thép thanh vằn, thép cốt bê tông là loại thép có các đường gân trên bề mặt. Thép có cấu tạo dạng thanh dài 11.7m hoặc có chiều dài tùy ý theo yêu cầu của công trình. Nhờ vào độ chịu lực tốt, độ bền cao trong quá trình sử dụng mà thép vằn là nguyên vật liệu không thể thiếu trong mọi công trình.
Thép thanh vằn có đặc tính gì?
Đường kính của thép vằn khá đa dạng, từ phi 10 cho đến phi 32 tùy vào nhu cầu sử dụng. Tính chất cơ lý, độ bền, giới hạn chảy và phương pháp thử thép được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn để đảm bảo thép đạt yêu cầu sử dụng. Thép thanh vằn sẽ được đóng thành từng bó với khối lượng tối đa 5 tấn.
Ứng dụng phổ biến của thép thanh vằn trong xây dựng
Với nhiều ưu điểm và đặc tính nổi trội, thép vằn hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình trọng điểm như:
- Ngành cơ khí chế tạo
- Xây dựng nhà xưởng, công trình cầu đường
- Sử dụng làm khung sườn xe tải, trong lĩnh vực nội thất
- Sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, thiết bị vận tải
- Sử dụng phổ biến trong lĩnh vực như gia công, làm bờ tường
Đặc điểm nổi bật của thép thanh vằn
Thép thanh vằn, thép gân chịu được sự chống xoắn ở thân tốt và chịu áp lực cao, điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Nhờ vào khả năng chịu lực tốt và độ bền, độ cứng cao nên được ứng dụng khá rộng rãi trong mọi công trình xây dựng hiện nay.
Ngoài nguyên vật liệu chính là thép, các loại thép vằn còn được phủ thêm lớp mạ kẽm bên ngoài nên có khả năng chống chọi tốt với các tác nhân như axit, mưa, gió,…Nhờ vào việc ứng dụng dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến và đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế cực kì nghiêm ngặt nên các sản phẩm đều có chất lượng cao, độ bền tốt và chống rỉ sét hiệu quả.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của mác thép thanh vằn
Mác thép thanh vằn phổ biến thường được sử dụng là: SD295, CII,CIII,Gr60, Grade460,…Tính cơ lý phải được đảm bảo về phần giới hạn chảy, độ bền và độ giãn.
Thép vằn thông thường sẽ có đường kính phổ biến là: Ø10mm, Ø12mm, Ø16mm, Ø18mm. Đường kính trung bình dao động từ 10mm – 51mm và khi xuất xưởng sẽ có dạng bó.
Các loại mác thép thanh vằn
Thép vằn có nhiều mác thép, tùy vào nhu cầu và đặc tính riêng mà các công trình sẽ chọn mác thép phù hợp:
• SD295: Dùng cho các công trình xây dựng, dân dụng
• SD390: Dùng trong các công trình xây dựng như cao ốc, cầu đường, các công trình nhà máy thủy điện
Thép vằn đạt chuẩn sẽ tuân theo một số tiêu chuẩn như: TCVN 1651-85, JIS – G 3101, ASTM – A615, ATSM – A 651M
Ưu nhược điểm của thép thanh vằn
Lý do loại thep xay dung này được ưa chuộng là vì có ưu điểm dễ dàng tái chế, khả năng tương thích tốt với bê tông. Độ bền và độ chịu lực của thép giúp công trình đạt chuẩn chất lượng. Thép vằn dễ dàng vận chuyển và có khả năng chống rỉ sét từ môi trường và nhà máy hóa chất.
Tuy nhiên thép vằn vẫn có một số nhược điểm như dễ nóng chảy ở nhiệt độ cao và chi phí sản xuất, giá bán cao hơn khá nhiều so với các sản phẩm thép khác.