Nhà máy thép gặp khó khăn trong tiêu thụ: Nguyên nhân do đâu?

      Comments Off on Nhà máy thép gặp khó khăn trong tiêu thụ: Nguyên nhân do đâu?

Bài viết mới

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2023, các nhà máy thép trong nước gặp khó khăn khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ đều giảm lần lượt 20% và 18%.

Thâm hụt thương mại do thép nhập khẩu

Nửa đầu năm nay, Việt Nam đã nhập siêu hơn 220.000 tấn thép với thâm hụt thương mại lên tới 480 triệu USD. Đáng chú ý đó là lượng nhập khẩu thép từ Trung Quốc đang có xu hướng tăng mạnh trở lại, trong bối cảnh ngành xây dựng nước này vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
Theo VSA, mặt hàng thép nhập khẩu nhiều trong khi ngành thép xây dựng đóng vai trò xương sống của nền kinh tế, do vậy cũng tác động không nhỏ đến các ngành khác.
Trong khi đó, thép nhập khẩu không nằm trong danh mục các mặt hàng nhóm 2 của Bộ Công Thương, muốn thông quan chỉ cần nhà nhập khẩu tuyên bố tiêu chuẩn áp dụng và không thuộc đối tượng phải kiểm tra về chất lượng, tiêu chuẩn trong nước.

Thép nhập khẩu khiến các công ty thép trong nước gặp khó
Sự cạnh tranh từ thép nhập khẩu khiến các nhà sản xuất trong nước gặp khó

Còn với các quốc gia khác trong khu vực và trên trên thế giới, họ đang tăng cường siết chặt hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ ngành thép trong nước, điển hình như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Anh… Những công ty thép Việt Nam muốn xuất khẩu sang các nước này đều phải chứng minh sản phẩm có các giấy tờ chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu.
Trong khi đó việc nhập khẩu các sản phẩm thép vào Việt Nam không trải qua quy trình kiểm tra chất lượng, dẫn đến các mặt hàng thép nhập khẩu chưa được đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, chưa có sự kiểm soát về chất lượng và chủng loại.
Hiện nay VSA cùng các cong ty thep trong nước kiến nghị Bộ Công thương các giải pháp như sau:
Thứ nhất: Cần xem xét xây dựng quy trình, thủ tục nhằm kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu. Theo đó, thép nhập khẩu phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng thép của Việt Nam.
Thứ hai: Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cho các mặt hàng thép nhập khẩu để hạn chế sản phẩm thép cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước.
Thứ 3: Thực hiện xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu.
Thứ 4: Các bộ ngành phối hợp công tác cảnh báo, dự báo xu thế thị trường hàng hóa, nhất là thép xây dựng, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của sản xuất thép trong nước.