Vì sao thép vằn lại được ứng dụng trong việc đúc bê tông?

      Comments Off on Vì sao thép vằn lại được ứng dụng trong việc đúc bê tông?

Bài viết mới

Thép vằn là loại thép cực kì quan trọng trong xây dựng, giúp tăng độ bền và khả năng chịu lực cho bê tông. Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của thép vằn trong xây dựng để biết cách lựa loại thép phù hợp với công trình của bạn.

Một số loại thép vằn phổ biến hiện nay

Thép vằn hay còn được gọi là thép gân, là những thanh thép được tạo từ phôi thép vuông. Sử dụng các loại thép vằn khác nhau vào việc đúc bê tông sẽ mang lại những tác dụng khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền cũng như tuổi thọ của bê tông cốt thép.

Như những loại thép xây dựng khác, kích thước và đường kính của thép vằn sẽ ảnh hưởng đến độ bền và tính ứng dụng của nó. Kích thước này cũng sẽ được tiêu chuẩn hóa cho riêng từng loại quốc gia. Thông thường, thép vằn sẽ được chia thành 3 loại kích thước như sau:
– Thép vằn với đường kính khoảng 9mm: loại thép vằn này sẽ dễ uốn cong hơn, thường được sử dụng để trang trí hoặc sử dụng vào việc xây dựng bể bơi, vỉa hè, và hầu hết các công trình dân dụng.
– Thép vằn có đường kính khoảng 13mm: thường được sử dụng để tăng độ bền và chịu lực cho bê tông. Được ứng dụng rộng rãi trong các công trình thương mại và các công trình dân dụng như xây dựng sàn nhà, mái vòm…
– Thép vằn với đường kính khoảng 16mm: đây là loại thép vằn dùng để tăng cường độ bền cho các công trình thường chịu tải trọng lớn như đường cao tốc, cầu vượt…

cận cảnh thép vằn

Thép vằn thường được ứng dụng vào việc sản xuất bê tông để tăng độ chịu lực và tuổi thọ của bê tông.

Công dụng của thép vằn trong sản xuất bê tông

Thép thanh vằn thường được sử dụng trong xây dựng nhằm tăng độ bền của bê tông. Cụ thể, thép vằn được đặt trong các khuôn hoặc lõi rỗng trước khi tiến hành đổ bê tông.

Bê tông thường sẽ có cường độ nén lớn, tuy nhiên nó rất dễ bị nứt hoặc vỡ dưới tác động của áp suất. Chính vì vậy nên việc sử dụng thép thanh vằn sẽ giúp cải thiện khả năng chịu tải của bê tông, làm cải thiện đáng kể tình trạng nứt vỡ bê tông khi phải chịu áp suất lớn. Ngoài ra, thép vằn và bê tông còn có hệ số giãn nhiệt tương đương nhau [khoảng 7 đến 12 phần triệu/1 độ C], nên chúng có thể giãn nở hoặc co lại cùng với nhau để duy trì được cấu trúc của bê tông. Việc sử dụng các thép thanh vằn còn giúp kéo dài bê tông ra hơn và tránh trường hợp bê tông bị gãy hay vỡ.

Nhìn chung, tính chịu lực cũng như tuổi thọ của bê tông sẽ phụ thuộc vào kích thước và vị trí của các cây thép bên trong. Mong rằng các thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn được vai trò của thép vằn trong bê tông cốt thép.