Là ngành công nghiệp phát sinh lượng khí thải lớn, các doanh nghiệp sản xuất thép cần phải áp dụng nhiều biện pháp xử lý chất thải, cải tiến công nghệ sản xuất, tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế… để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Tác động của sản xuất gang thép đến môi trường
Công nghệ luyện gang truyền thống bao gồm thiêu kết, luyện cốc, luyện gang bằng lò cao cần sử dụng một lượng than khá lớn để làm nhiên liệu, dẫn đến phát ra lượng lớn khí thải [CO2] so với quy trình luyện thép và cán thép.
Bên cạnh đó, sản xuất gang thép khai thác đáng kể nguồn tài nguyên thiên nhiên như các mỏ quặng sắt, than, đá vôi… cùng với việc sử dụng nhiệt năng, điện năng thông qua đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch [than, dầu, khí thiên nhiên] từ đó tạo nên nguồn phát thải khí nhà kính.
Hoạt động sản xuất thép sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, tác động đến môi trường
Giải pháp cho doanh nghiệp thép
Với những nguyên nhân trên, các nhà máy sản xuất thép nói chung cần phải có nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường song song với phát triển kinh doanh. Các doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật liên quan về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
Như vậy các tập đoàn thép trong nước cần đầu tư với công nghệ hiện đại, đảm bảo đáp ứng điều kiện môi trường; trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị kiểm soát ô nhiễm tại các nhà máy sản xuất thép đạt tiêu chuẩn TCVN và tiêu chuẩn ISO 14000.
Trong những năm gần đây, nhiều ngành công nghiệp trong nước đã tham gia “Chương trình kiểm toán năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả” ở một số nha may san xuat thep như Công ty Cổ phần thép Đà Nẵng, Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên… Các doanh nghiệp trong ngành đều hướng đến mục tiêu chung là sản xuất bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, cải tiến thiết bị công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất cho ngành thép Việt Nam.
Các nhà máy sản xuất thép đang ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường hơn.
Nhìn chung đối với các cơ sở sản xuất thép, ngoài việc chọn địa điểm hợp lý, kiến trúc nhà xưởng cần đáp ứng công nghệ đảm bảo phát triển bền vững và tiết kiệm năng lượng, hạn chế lượng khí nhà kính từ các lò luyện kim, tạo điều kiện môi trường lao động an toàn. Bên cạnh đó diện tích các khu công nghiệp luyện kim nên bố trí các khu vực trồng cây xanh [tối thiểu 15% trên tổng diện tích] nhằm tạo nên không gian xanh cũng như tăng cường hàng rào tự nhiên hấp thụ phần nào khí thải CO2 từ khu vực nhà máy.